Đến đoạn cuối vần tuôn theo quán tính là chính. Cũng phải thôi, mục đích là cho thuận mồm đặng sau này đi học đỡ đánh vần kiểu "bờ ô bô sắc láo".
Tối nay ba bực chị Hà An, chả nhìn đồng hồ. Cậu đánh tan nát vần vèo gần tiếng rưỡi. Đoạn cuối dặt dẹo cho qua chuyện.
Ba dạy: "U tờ út. Bờ út bút sắc bút. Bút. Cái bút". Cứ thế qua cái kẹo, cái bánh, cái bàn, cái... cái... cái... Chỉ việc thêm "cái" vào là xong chuyện.
Đến "I mờ im. Chờ im chim. Chim. Cái chim". Ba gầm lên "Thằng này bậy bạ. Học hành thế à. Bla... bla... bla". Ông con ú ớ một lúc mới giật nảy mình sửa lỗi sai chết người. Hoá ra sang hệ con rồi mà vẫn quen mồm hệ cái. Con Chim ạ.
Con chim thì đỡ bậy bạ hơn cái chim à?
P/S: Thực ra con với cái thì ba nó cũng chả tỉnh ngay vì cốt nó đánh vần đúng chữ Chim thôi, cũng quán tính mà. Đến sau đó nó nhìn hình minh hoạ con bướm đậu trên cành hoa mà vẫn quen thói thì ba mới giật đùng đùng lên bụp con. Héhé. Mẹ cháu phải cải biên đuôi như ở trên để ba cháu và các bác có đọc thì đỡ bảo mẹ cháu cũng bậy bạ y như ba cháu và các bác... đang nghĩ. Bản thân cháu nó trong sáng như gương ấy chứ.
há há... chít sặc với nhà này.
Trả lờiXóaKhộ thân Quốc An, đọc 1 tiếng rưỡi thế còn gì là cổ họng nữa. Đã trẹo hết cả mép ròi còn bị mắng tơi bời. Là cô, cô biểu tình, nhắm mắt nói con bùn ngủ òi, hong oánh iếc vần vèo gì nữa á :-P
haha, em là em ko nghĩ bậy bạ gì, chỉ tại cái đóng mở ngoặc trên cái tựa đề kia nên ko trong sáng đc, là chị lái người ta đó chứ =)).
Trả lờiXóaQA dễ cưng quá
ông Phạm Công Thiện nói rằng chả cần tìm sự vĩ đại ở đâu xa, cứ về ngâm cứu chữ con, cái của tiếng Việt á. Bây chừ em đã hiểu vì sao mà cái/con này vĩ đại thiệt
Trả lờiXóa@ Titi:
Trả lờiXóaMẹ cháu cũng không nhìn đồng hồ, đoán đấy vì mẹ cháu bận blogging.
:))
@ Mía em:
Ôi, em bị lái đi ngay từ đầu ư? Bậy quá!
@ Chú Gấu:
Tiếng Việt như luật mà lách ở đó thì vô cùng khoái.
Cái ngáp này sao giống bác Thuỵ lúc mệt mỏi quá. Chắc là hình QA mới từ lớp học ra, đúng không?
Trả lờiXóaChào bạn An Thảo, bài này nhộn thật, kể cũng lạ là tại sao nghe "cái" sau thì lại gây giật mình mạnh hơn "cái" trước, hình như hai "cái" từ xa xưa đã không có sự bình đẳng rồi hay sao ấy :)
Trả lờiXóarất vui rất cởi mởi
Trả lờiXóalàm em nhớ đến truyện cu Shin, cậu bé bút chì
nhưng mà tối nào cũng một tiếng thế này thì khổ thân bé cu quá, đang kêu gào giải phóng áp lực giáo dục cho trẻ cơ mừ :)
Trả lờiXóaTấm hình "chộp" được của bạn ấy thấy mắc cười.
Trả lờiXóaEm không biết tất cả các bé đang trong giai đoạn phân biệt cái và con có gặp khó khăn như nhau hay không, nhưng khi lớn, tất cả đều thông thạo, khi nào là cái, khi nào là con :-DD
Trả lờiXóaHôm nay em đọc lại comment bên nhà chị Lana mới nhận ra em phải gọi là chị An Thảo :)
Trả lờiXóa@ Bác Thuỵ:
Trả lờiXóaDạ, bác cũng phải đánh vần và đánh nhầm ạ?
đó là chụp lúc tinh mơ ngày khai gian giảng lớp mẫu giáo lớn bác ạ :)
@ HY:
Cám ơn HY đã sẻ chia :)
Hình như đúng là bất bình đẳng thể hiện nhiều ra phết trong sử dụng ngôn ngữ mà.
@ Chú Phú:
Như kể trong mấy ẻn trước, 1 tiếng đó thì hắn chỉ chiến đấu có nửa tiếng thôi. Còn lại là quyền hắn được tra tấn ba hắn đánh vần :D
@ Chú JG:
Cởi mở và trong sáng chú nhẩy!!!
@ Bác Đỗ
Mẹ cháu hơi lo là sang năm đi học thật thì cháu ngáp còn sái quai hàm mất bác ạ.
@ Cô HPLT:
Hồi bé người ta nhầm vì trong sáng và chưa thành thạo, khi lớn người ta vì đen tối và lõi đời mà nhầm cô nhỉ. Hihi
Đọc bài này của mẹ QA làm cô P nhớ đến chuyện phân biệt xờ nhẹ với sờ nặng ...cười ngất ngây, hôm nào off sẽ kể cho mẹ QA đảm bảo không cười không lấy tiền :P
Trả lờiXóaMà sao QA có cái ảnh đáng yêu thế cơ chứ :D
@ Cô 3M:
Trả lờiXóaCô nhớ giữ lời nhé. Chiều nay mẹ cháu ngồi cafe thấy lưng một cô bàn bên giống cô quá :((
Hắn đáng yêu trừ khi phá phách cô ạ.