Dạo này mình có dấu hiệu chán cơm thèm phở.
Trưa thì cơm hộp, chiều cơm nhà đã đành. Đêm cứ thấp thỏm dậy sớm để sáng còn đi phở.
Hấp tấp đánh răng rửa mặt, thử cười khì cái trước gương lấy thêm điểm tự tin là sấp sấp ngửa ngửa, vội vội vàng vàng cắp Quốc An quẳng vào nhà trẻ. Rồi ngay lập tức rẽ quặt vào ngách nhỏ, luồn sang dãy 5 tầng gần đáy khu tập thể. Không kịp là bạn thể nào cũng dớn dác mắt tìm: sao hôm nay ra muộn thế hả. Biết là không lẩm bẩm đâu. Người đàng hoàng không ai làm thế, nhưng tớ thừa biết có người nghiện tớ rồi.
Hàng phở ở đấy đấy. Cả khu Thanh Xuân hiếm hoi có một hàng ăn ngon như phố nhớn duy nhất ấy. Có lẽ cái lưỡi mình hơi khó tính. Hoá ra còn có người khó tính hơn mình.
Mình im ỉm ăn thôi, còn về đi làm. Đâu có dông dài như bác được hả bác. Ăn lại còn tủm tỉm lúc khen, lúc chê, nhấn nhá sốt ruột. Nhà em cơm hay phở cũng húc vèo để còn lo việc khác. Bác cứ cảnh vẻ cho bà Giang béo phải lỏng tay bánh, tay thịt là sao? Chỉ được cái khéo mồm sinh lợi!!!!
Mấy lần đầu mình còn ghét quá cái người ồn ào. Ăn uống mất cả vui vẻ. Thế mà rốt cuộc lại bị người ta túm cổ lúc nào không hay.
Hôm qua còn dám bốc lên rủ hôm nào cuối tuần rảnh thì đi... vũ trường. Khiếp chưa. Mình nghe choáng toàn tập.
Biết là mến nhau lắm rồi. Nghiện nhau ấy chứ. Đã bảo từ đầu còn gì. Nhưng mà thú thực, chui vào đấy nhạc như gõ thùng phi và ánh sáng đảo điên như sấm chớp oánh giữa đồng hoang, chắc mình vào đến cửa là bật tưng ra ngoài. Bác già khằng thế được mấy nả mà máu. Nói phét đủ rồi bác ơi.
Ừ. Công nhận cứ nghĩ người già là vô vị, về hưu là hưu toàn tập. Lâu rày cũng nghe đến nghỉ ngơi tích cực, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi.
Khi ông bà ngoại An An nghỉ hưu, mình cũng quan tâm chú ý để hễ các cụ có triệu chứng sốc chuyển đoạn là xông vào dùng kiến thức trị liệu tâm lý học mót hòng nâng giấc, báo hiếu. Nhưng hai cụ hoá ra phải xếp vào tầng lớp người già gương mẫu, lạc quan phơi phới. Cụ bà hoạt động dân phố đến quên con cháu. Cụ ông thì quay về với giấc mơ thời trai trẻ vì bận gánh sông hồ mà phải ém lại tới giờ: đam mê văn chương và sử Việt. Chưa kể hai cụ còn rảnh rỗi chế tạo những món ăn theo cách rất mới (bật mý lúc khác nhé đồng bào).
Rồi mình cũng đọc và hiểu biết chút ít về tâm lý người già trong quan hệ xã hội, với các thế hệ kế cận, thế hệ mầm chồi. Tuy vậy vẫn chỉ nhìn người già như những người đang gắng gượng đi nốt cuộc đời với bề bộn lên xuống tinh thần và tâm tư chứ chưa có cái nhìn tích cực như họ là những người đang hăng hái tận dụng mỗi giây mỗi phút mà yêu đời tha thiết, mà sống có ích tới khắc cuối kiếp người.
Gần đây, chứng kiến nhóm bạn phở của mình, bị các bác giai, bác gái lôi cuốn thì mới ngộ ra điều thú vị đó.
Mỗi sáng, đúng tầm mình gửi con xong rẽ vào làm bát ấm bụng trước khi cống hiến sức lao động cho xã hội, thì cũng là lúc các cụ ồn ào hớn hở đổ bộ vào hàng phở. Không hoành tráng như thế giới thể thao ten nít, nhưng mỗi cụ phơi phới một kiểu, vừa rời sân thể dục mà. Chỉ giống nhau ở giọng nói sảng khoái, mặt mũi tươi rói và yêu đời tới mức lũ con cháu như mình phải ngạc nhiên.
Rồi chả hiểu các cụ với mình thành bạn vong niên từ bao giờ. Trước hết là chung sở thích uống chè xanh cắm tăm miễn phí của hàng phở. Mình rót cho mình dám nào không mời các cụ một tiếng. Và các cụ nỡ nào dốc cạn ấm mà để nó chết thèm.
Lân la nữa là các cụ bị nó chài bởi công thức nấu những món ăn rất rẻ, quen thuộc mà lại hiệu quả khác biệt. Thí dụ rang lạc lướt muối tinh mà để lọ... 2 tháng không ỉu chả hạn. Hay mới sáng nay là cách nấu miến để 1 ngày vẫn giòn, không vữa. Hìhì.
Nó thì bị các cụ chài bởi những lời khuyên rất chí tình về đối nhân xử thế cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội (về hưu rồi, ràng buộc gì nữa với quan trường mà sợ bị bật cánh... Hihi). Chưa kể các cụ biết con nó nhỏ, đi chợ lại hay rẽ qua gửi cho tụi nhóc tý nọ tý kia.
Công nhận "chả có ai tẻ nhạt ở trên đời", "gừng càng già càng cay". Giao lưu với các cụ hoá ra mình yêu đời hơn nhiều. Và các cụ còn chẹp miệng: tiếc nhỉ, đến lúc mày về hưu thì chúng tao xuống lỗ mất rồi... Tiếc gì hả cụ, hôm nào hội các cụ đi chùa thì cho cháu đi với. Sáng kiến nhá. Ủng hộ 100% số cánh tay vung lên mạnh mẽ như sinh hoạt Đoàn. Đấy, còn máu rủ mình đi vũ trường cơ mà.
Qua cơn choáng, mình thều thào: các cụ khoẻ cỡ nào chứ cháu vào đấy thì chỉ có nước cấp cứu. Ối zời, thanh niên mắc lỡm người già:
- Ờ, tai mày tinh, mày vào đấy chịu không nổi. Chứ tai chúng tao giờ điêng điếc rồi, nhạc to thế chứ to sập nhà chả chắc đã nghe thấy mà lo...
Hêhê... Hoan hô bệnh nghễnh ngãng của người già... Hoan hô tinh thần lạc quan và kiên cường yêu tha thiết cuộc đời...
Lạy Trời cho con sống tới ngày được hưởng hưu!!!!
Trưa thì cơm hộp, chiều cơm nhà đã đành. Đêm cứ thấp thỏm dậy sớm để sáng còn đi phở.
Hấp tấp đánh răng rửa mặt, thử cười khì cái trước gương lấy thêm điểm tự tin là sấp sấp ngửa ngửa, vội vội vàng vàng cắp Quốc An quẳng vào nhà trẻ. Rồi ngay lập tức rẽ quặt vào ngách nhỏ, luồn sang dãy 5 tầng gần đáy khu tập thể. Không kịp là bạn thể nào cũng dớn dác mắt tìm: sao hôm nay ra muộn thế hả. Biết là không lẩm bẩm đâu. Người đàng hoàng không ai làm thế, nhưng tớ thừa biết có người nghiện tớ rồi.
Hàng phở ở đấy đấy. Cả khu Thanh Xuân hiếm hoi có một hàng ăn ngon như phố nhớn duy nhất ấy. Có lẽ cái lưỡi mình hơi khó tính. Hoá ra còn có người khó tính hơn mình.
Mình im ỉm ăn thôi, còn về đi làm. Đâu có dông dài như bác được hả bác. Ăn lại còn tủm tỉm lúc khen, lúc chê, nhấn nhá sốt ruột. Nhà em cơm hay phở cũng húc vèo để còn lo việc khác. Bác cứ cảnh vẻ cho bà Giang béo phải lỏng tay bánh, tay thịt là sao? Chỉ được cái khéo mồm sinh lợi!!!!
Mấy lần đầu mình còn ghét quá cái người ồn ào. Ăn uống mất cả vui vẻ. Thế mà rốt cuộc lại bị người ta túm cổ lúc nào không hay.
Hôm qua còn dám bốc lên rủ hôm nào cuối tuần rảnh thì đi... vũ trường. Khiếp chưa. Mình nghe choáng toàn tập.
Biết là mến nhau lắm rồi. Nghiện nhau ấy chứ. Đã bảo từ đầu còn gì. Nhưng mà thú thực, chui vào đấy nhạc như gõ thùng phi và ánh sáng đảo điên như sấm chớp oánh giữa đồng hoang, chắc mình vào đến cửa là bật tưng ra ngoài. Bác già khằng thế được mấy nả mà máu. Nói phét đủ rồi bác ơi.
Ừ. Công nhận cứ nghĩ người già là vô vị, về hưu là hưu toàn tập. Lâu rày cũng nghe đến nghỉ ngơi tích cực, đặc biệt là ở nhóm người cao tuổi.
Khi ông bà ngoại An An nghỉ hưu, mình cũng quan tâm chú ý để hễ các cụ có triệu chứng sốc chuyển đoạn là xông vào dùng kiến thức trị liệu tâm lý học mót hòng nâng giấc, báo hiếu. Nhưng hai cụ hoá ra phải xếp vào tầng lớp người già gương mẫu, lạc quan phơi phới. Cụ bà hoạt động dân phố đến quên con cháu. Cụ ông thì quay về với giấc mơ thời trai trẻ vì bận gánh sông hồ mà phải ém lại tới giờ: đam mê văn chương và sử Việt. Chưa kể hai cụ còn rảnh rỗi chế tạo những món ăn theo cách rất mới (bật mý lúc khác nhé đồng bào).
Rồi mình cũng đọc và hiểu biết chút ít về tâm lý người già trong quan hệ xã hội, với các thế hệ kế cận, thế hệ mầm chồi. Tuy vậy vẫn chỉ nhìn người già như những người đang gắng gượng đi nốt cuộc đời với bề bộn lên xuống tinh thần và tâm tư chứ chưa có cái nhìn tích cực như họ là những người đang hăng hái tận dụng mỗi giây mỗi phút mà yêu đời tha thiết, mà sống có ích tới khắc cuối kiếp người.
Gần đây, chứng kiến nhóm bạn phở của mình, bị các bác giai, bác gái lôi cuốn thì mới ngộ ra điều thú vị đó.
Mỗi sáng, đúng tầm mình gửi con xong rẽ vào làm bát ấm bụng trước khi cống hiến sức lao động cho xã hội, thì cũng là lúc các cụ ồn ào hớn hở đổ bộ vào hàng phở. Không hoành tráng như thế giới thể thao ten nít, nhưng mỗi cụ phơi phới một kiểu, vừa rời sân thể dục mà. Chỉ giống nhau ở giọng nói sảng khoái, mặt mũi tươi rói và yêu đời tới mức lũ con cháu như mình phải ngạc nhiên.
Rồi chả hiểu các cụ với mình thành bạn vong niên từ bao giờ. Trước hết là chung sở thích uống chè xanh cắm tăm miễn phí của hàng phở. Mình rót cho mình dám nào không mời các cụ một tiếng. Và các cụ nỡ nào dốc cạn ấm mà để nó chết thèm.
Lân la nữa là các cụ bị nó chài bởi công thức nấu những món ăn rất rẻ, quen thuộc mà lại hiệu quả khác biệt. Thí dụ rang lạc lướt muối tinh mà để lọ... 2 tháng không ỉu chả hạn. Hay mới sáng nay là cách nấu miến để 1 ngày vẫn giòn, không vữa. Hìhì.
Nó thì bị các cụ chài bởi những lời khuyên rất chí tình về đối nhân xử thế cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội (về hưu rồi, ràng buộc gì nữa với quan trường mà sợ bị bật cánh... Hihi). Chưa kể các cụ biết con nó nhỏ, đi chợ lại hay rẽ qua gửi cho tụi nhóc tý nọ tý kia.
Công nhận "chả có ai tẻ nhạt ở trên đời", "gừng càng già càng cay". Giao lưu với các cụ hoá ra mình yêu đời hơn nhiều. Và các cụ còn chẹp miệng: tiếc nhỉ, đến lúc mày về hưu thì chúng tao xuống lỗ mất rồi... Tiếc gì hả cụ, hôm nào hội các cụ đi chùa thì cho cháu đi với. Sáng kiến nhá. Ủng hộ 100% số cánh tay vung lên mạnh mẽ như sinh hoạt Đoàn. Đấy, còn máu rủ mình đi vũ trường cơ mà.
Qua cơn choáng, mình thều thào: các cụ khoẻ cỡ nào chứ cháu vào đấy thì chỉ có nước cấp cứu. Ối zời, thanh niên mắc lỡm người già:
- Ờ, tai mày tinh, mày vào đấy chịu không nổi. Chứ tai chúng tao giờ điêng điếc rồi, nhạc to thế chứ to sập nhà chả chắc đã nghe thấy mà lo...
Hêhê... Hoan hô bệnh nghễnh ngãng của người già... Hoan hô tinh thần lạc quan và kiên cường yêu tha thiết cuộc đời...
Lạy Trời cho con sống tới ngày được hưởng hưu!!!!
Vui sống quả là một nghệ thuật. Các cụ càng ngày càng phơi phới hơn con trẻ, trông mà thèm.
Trả lờiXóaTheo anh được biết thì các cụ (bao gồm cả khá nhiều người còn trẻ) rất là máu nhảy nhót, karaoke... và cũng nhiều chuyện phết đấy nhé! Hôm nọ, anh được biết một bác gái năm nay 60 rồi mà còn bi ghen lồng ghen lộn cơ đấy!
Trả lờiXóaThấp thỏm dậy sớm để còn "đi phở". Phở của bạn Thảo hay thật đấy,
Trả lờiXóaơ, bài này đã đc đăng lâu roài nhé :).
Trả lờiXóaDưng mà, cầu cho chị sống đến ngày được hưởng hưu, hè hè
Lu thich 8 voi nguoi gia va con nit, zui :)
Trả lờiXóa@ Hoa Muội trắng: Chị ơi, cái hoa naỳ gọi là hoa Sưa chị ạ, hôm qua đi lang thang phía Hàng Dầu, bạn em bảo thế. Hình như sắp hết mùa rồi thì phải.
Trả lờiXóa@ Anh Cường:
Trả lờiXóaĐôi khi em vẫn ao ước được sống đến già chỉ để được một lần vui như mấy bạn phở của em đấy anh ạ.
Em cũng ước hai vợ chồng được còn bên nhau thật lâu để về già có người nói với nhau mà hiểu được, thậm chí không nói vẫn hiểu, được hiểu và nấu cháo cho nhau ăn.
Lắm lúc em nghĩ em thuộc dạng ham vui mà vẫn thua "bạn phở" của em quá cơ. Bạn phở lắm phen than thở chán về con cái, hàng xóm rồi lại chẹp miệng là cháu cứ sống đi, dù sao thì những thứ đó cũng còn vui hơn là không có cảm giác gì.
@ Anh Thuỵ:
Trả lờiXóaMón đó em có chứng kiến ạ. Nhưng đôi khi cũng mừng cho các cụ vì như thế là bảy mươi tư tuổi hẵn còn đang xoan. Đến tuổi mây trắng lưng đầu cả nghĩa đen, nghĩa bóng và khả năng phản xạ mà vẫn còn thấy xúc cảm 'đặc biệt' thì tức là còn rất sung trong tâm hồn, còn chưa già.
Em khấn trơi cho được sống tới hưởng hưu là vì nom các cụ sống vui thế đấy ạ. Hờ hờ.
@ Anh Đỗ:
Trả lờiXóaLúc này phở đã tăng giá nhưng em vẫn gom góp tuần ra đó vài bữa vì nghiện bạn phở hơn là vì nhớ phở anh ạ.
@ Mía:
Trả lờiXóaXúc động vì đọc cmt thấy dấu hiệu Mía là bạn âm thầm từ bao lâu thực sự, hai nữa là bài này đã làm Mía và một số bạn nữa nhớ lâu. Mấy ngày nay chị te tua vì chạy nên thấy mình đuối, bèn treo lại nó mà noi gương bạn phở.
Mong là tới ngày hưu chị em ta vẫn còn sức rong ruổi đi off nhé.
@ Lu:
Trả lờiXóaY chang nhau đấy Lu.
Lu xong việc rồi thì mau mau về off với chị Chuồn già nhé.
@ 3Loe:
Trả lờiXóaThế là em Loe cũng yêu hoa và tận tâm với Muội trắng đó chứ em.
Sưa và Muội khác nhau đó. Sưa thân gỗ lớn. Muội là loài tầm gửi. Bông cũng khác lắm. Em tìm thử chữ hoa sưa trên mạng là thấy ảnh sưa liền.
;)) chắc cùng khu vs em, cùng quán phở em hay ăn rồi
Trả lờiXóa@ Pika R:
Trả lờiXóaNếu đúng vậy là hết ý luôn :))
Có chữ E12 k0 em?
:)) e ko rõ nữa, từ trước tới h có bao h để í nhà nào với nhà nào đâu, gần trường ĐTC với VAn ;))
Trả lờiXóaKhông ở chỗ đó em ạ. Ở gầm cầu thang nhà E12 ấy. Thử đi.
Trả lờiXóaÍt ra chị em ta cũng cùng 1 khu rồi :D
hé hé, entry này thú vị, ngôn từ vựng bùng lựng quá ư phong phó, từ bản địa bản ngã đủ cả
Trả lờiXóanhưng mà đọc í
chứ chị mà thao thao bên lỗ tai em chắc em giả đò dò dẫm duới hộc bàn có gì không lấy ra làm ...giấc ngủ.zZz
@ JG:
Trả lờiXóahàhà.
Em thử bắc điện thoại nói giọng nẫu xịn, đảm bảo chị cũng phải đoán ở độ chỉ dám cười cười gật gật. Sợ trả lời hố hàng.