PHÍA SAU CUỘC CHIẾN. Cuốn sách không dày. 340 trang, khổ bình thường - 14 x 20,5 cm. Nhưng có lẽ không bao giờ tôi đủ sức đọc hết, càng không bao giờ đọc kỹ nổi nó.
Xã hội, một thực thể bạo tàn. Nó nghiền nát mọi thân phận con người không chỉ theo nghĩa bóng mà cả nghĩa đen tuyệt đối. Con người có thể tự trào "nhân định thắng thiên" nhưng để thắng chính mình thì thề là vĩnh viễn đang trải qua những liên miên chiến trận. Con người càng không thể nào thắng nổi xã hội - một guồng máy cuồn cuộn các "sự kiện xã hội". Xin lỗi vì bữa nay tôi dùng thuật ngữ xã hội học, dù không có ý định hoành tráng gì. Sự kiện xã hội hiểu nôm na là thứ sự kiện xảy ra trong xã hội, mang một áp lực tuyệt đối với con người bị cuốn vào vòng ảnh hưởng của nó, chi phối nhận thức và hành vi của con người theo cách dội từ ngoài vào họ. Họ hấp thụ những gì nó dội vào, thích ứng một cách tự nhiên và tuân thủ nó càng tự nhiên hơn nữa. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn, xin đọc thêm Emile Durkheim.
Dài dòng thế vì tôi muốn nhắc tới một loại sự kiện kinh hoàng - chiến tranh, tội ác, thảm sát. Chiến tranh là một thứ sự kiện xã hội hãi hùng nhất mà con người có thể gây nên, bắt nhau phải chịu đựng không chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian giữa bùng nổ và một bên chiến thắng. Trong loại sự kiện đó con người bị cuốn đi, có thể rơi vào vòng mất hết nhân tính và thú tính lên ngôi, đạt đến sức huỷ diệt mạnh hơn bất kỳ thứ vũ khí nào.
Vô vàn sách vở, tài liệu. Vô vàn di chứng chiến tranh đủ mọi mặt trên những mảnh đất diễn ra cuộc chiến, ở những nơi đâu con người từng trải qua, gây nên hoặc chịu đựng, đang "phải sống" tiếp. Sẽ không lạm bàn về nó. Ngay trong một FL bé nhỏ của tôi, chừng trăm mặt người cũng đã bao nhóm thân phận khác biệt, vài lối nhìn khác nhau về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tôi không bao giờ muốn blog mình là nơi thể hiện quan điểm chính trị. Rất nhiều khác biệt giữa chúng ta. Những người bạn thân nhất cũng là những thân phận hậu chiến khác nhau, đôi khi như nước và lửa và hơn thế.
Nhưng bạn nghĩ gì nếu nói rằng mỗi giọt máu đổ ra vô nghĩa trên mảnh đất này, mỗi tổn thương không bao giờ lành miệng trong mỗi chúng ta đều là những mất mát chó chết vì chiến tranh. Những mất mát bình đẳng ở chỗ không bao giờ có thể viện cớ nào để giải thích đầy đủ. Đồ khốn! Những kẻ gây chiến tranh luôn có cách giải thích rất ma quái về hành vi của chúng. Và máu chúng ta, những con người, chảy như sông suối từ chiến tranh ra tận những tháng năm này và rất dài sau đó. Ôi những thế kỷ máu chảy tràn mặt đất, rỉ rách nhỏ trong ký ức bao lâu nữa mới ngưng.
Mỗi ngày, mỗi đêm, mỗi phút giây, vết thương chiến tranh bị khới lại bằng vô vàn cách khác nhau trong tâm khảm những người bước ra từ cuộc chiến - tay có bắn giết và không bắn giết, thường dân và binh lính, thế hệ tham chiến và thế hệ hậu chiến. Đồ chó má, cuộc chiến tranh! Những mẩu nhỏ của cuộc chiến tranh ấy vẫn giày xé kiếp người. Người ta hoá giải như một xu hướng tất yếu, khát vọng của tâm thiện và mong mỏi sự bình an nhưng nào dễ.
PHÍA SAU CUỘC CHIẾN của Deborah Nelson - cuốn sách điều tra hồ sơ mật lục quân Mỹ. Cựu chiến binh Mỹ đối diện với tội ác chiến tranh gây ra tại Nam Việt Nam. Những chi tiết đầu rơi máu chảy được hồ sơ ghi lại chi li đến rợn người. Sự thật cả đấy. Và chỉ là một góc sự thật từng xảy ra với thân phận con người trong cuộc chiến. Tôi phải viết thế này vì những gì được phơi bầy trong cuốn sách, ở bất kỳ trang nào, đặc biệt ở phần trích hồ sơ là quá khủng khiếp.
Tôi không khuyên bạn hãy đọc hoặc đừng đọc. Chỉ xin nói một điều. Nếu bạn có trái tim, trong trái tim có máu và da bạn biết đau, xin hãy nghĩ về sự vô nghĩa của chiến tranh. Sự tàn khốc của nó nếu viết ra chỉ trong một cuốn sách, dù chắt đọng tới đâu cũng là chưa bao giờ đủ. Năm tháng còn trải ra trước mắt chúng ta, ngày tận thế còn xa lắm. Những câu chuyện chiến tranh sẽ mỗi lúc được phơi bày dần dà từ hai phía của cuộc chiến. Sự thật trần trụi về nỗi đau của con người. Những chi tiết không thể hình dung. Khi độ sắc nét chính trị của vấn đề nhạt dần đi, sẽ tới thời điểm thoát ra của tiếng thét về mất mát phận người. Những mất mát thấy được và không thấy được, chi phối cuộc sống thực thể và tinh thần của những dân tộc, những cộng đồng người, mỗi gia đình, mỗi con người sẽ còn hé lộ.
Chiến tranh để làm gì? Những giải thích lạnh lùng, khách quan của những nhà khoa học xã hội, khoa học chính trị, những lý lẽ của nhà cầm quyền... giẻ rách hết. Chỉ nỗi đau, mất mát của từng thân phận con người biết đớn đau mới phải tính tới...
(PHÍA SAU CUỘC CHIẾN - Deborah Nelson. Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, NXB Thông Tấn. Hà Nội, 2010)
Xã hội, một thực thể bạo tàn. Nó nghiền nát mọi thân phận con người không chỉ theo nghĩa bóng mà cả nghĩa đen tuyệt đối. Con người có thể tự trào "nhân định thắng thiên" nhưng để thắng chính mình thì thề là vĩnh viễn đang trải qua những liên miên chiến trận. Con người càng không thể nào thắng nổi xã hội - một guồng máy cuồn cuộn các "sự kiện xã hội". Xin lỗi vì bữa nay tôi dùng thuật ngữ xã hội học, dù không có ý định hoành tráng gì. Sự kiện xã hội hiểu nôm na là thứ sự kiện xảy ra trong xã hội, mang một áp lực tuyệt đối với con người bị cuốn vào vòng ảnh hưởng của nó, chi phối nhận thức và hành vi của con người theo cách dội từ ngoài vào họ. Họ hấp thụ những gì nó dội vào, thích ứng một cách tự nhiên và tuân thủ nó càng tự nhiên hơn nữa. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn, xin đọc thêm Emile Durkheim.
Dài dòng thế vì tôi muốn nhắc tới một loại sự kiện kinh hoàng - chiến tranh, tội ác, thảm sát. Chiến tranh là một thứ sự kiện xã hội hãi hùng nhất mà con người có thể gây nên, bắt nhau phải chịu đựng không chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian giữa bùng nổ và một bên chiến thắng. Trong loại sự kiện đó con người bị cuốn đi, có thể rơi vào vòng mất hết nhân tính và thú tính lên ngôi, đạt đến sức huỷ diệt mạnh hơn bất kỳ thứ vũ khí nào.
Vô vàn sách vở, tài liệu. Vô vàn di chứng chiến tranh đủ mọi mặt trên những mảnh đất diễn ra cuộc chiến, ở những nơi đâu con người từng trải qua, gây nên hoặc chịu đựng, đang "phải sống" tiếp. Sẽ không lạm bàn về nó. Ngay trong một FL bé nhỏ của tôi, chừng trăm mặt người cũng đã bao nhóm thân phận khác biệt, vài lối nhìn khác nhau về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Tôi không bao giờ muốn blog mình là nơi thể hiện quan điểm chính trị. Rất nhiều khác biệt giữa chúng ta. Những người bạn thân nhất cũng là những thân phận hậu chiến khác nhau, đôi khi như nước và lửa và hơn thế.
Nhưng bạn nghĩ gì nếu nói rằng mỗi giọt máu đổ ra vô nghĩa trên mảnh đất này, mỗi tổn thương không bao giờ lành miệng trong mỗi chúng ta đều là những mất mát chó chết vì chiến tranh. Những mất mát bình đẳng ở chỗ không bao giờ có thể viện cớ nào để giải thích đầy đủ. Đồ khốn! Những kẻ gây chiến tranh luôn có cách giải thích rất ma quái về hành vi của chúng. Và máu chúng ta, những con người, chảy như sông suối từ chiến tranh ra tận những tháng năm này và rất dài sau đó. Ôi những thế kỷ máu chảy tràn mặt đất, rỉ rách nhỏ trong ký ức bao lâu nữa mới ngưng.
Mỗi ngày, mỗi đêm, mỗi phút giây, vết thương chiến tranh bị khới lại bằng vô vàn cách khác nhau trong tâm khảm những người bước ra từ cuộc chiến - tay có bắn giết và không bắn giết, thường dân và binh lính, thế hệ tham chiến và thế hệ hậu chiến. Đồ chó má, cuộc chiến tranh! Những mẩu nhỏ của cuộc chiến tranh ấy vẫn giày xé kiếp người. Người ta hoá giải như một xu hướng tất yếu, khát vọng của tâm thiện và mong mỏi sự bình an nhưng nào dễ.
PHÍA SAU CUỘC CHIẾN của Deborah Nelson - cuốn sách điều tra hồ sơ mật lục quân Mỹ. Cựu chiến binh Mỹ đối diện với tội ác chiến tranh gây ra tại Nam Việt Nam. Những chi tiết đầu rơi máu chảy được hồ sơ ghi lại chi li đến rợn người. Sự thật cả đấy. Và chỉ là một góc sự thật từng xảy ra với thân phận con người trong cuộc chiến. Tôi phải viết thế này vì những gì được phơi bầy trong cuốn sách, ở bất kỳ trang nào, đặc biệt ở phần trích hồ sơ là quá khủng khiếp.
Tôi không khuyên bạn hãy đọc hoặc đừng đọc. Chỉ xin nói một điều. Nếu bạn có trái tim, trong trái tim có máu và da bạn biết đau, xin hãy nghĩ về sự vô nghĩa của chiến tranh. Sự tàn khốc của nó nếu viết ra chỉ trong một cuốn sách, dù chắt đọng tới đâu cũng là chưa bao giờ đủ. Năm tháng còn trải ra trước mắt chúng ta, ngày tận thế còn xa lắm. Những câu chuyện chiến tranh sẽ mỗi lúc được phơi bày dần dà từ hai phía của cuộc chiến. Sự thật trần trụi về nỗi đau của con người. Những chi tiết không thể hình dung. Khi độ sắc nét chính trị của vấn đề nhạt dần đi, sẽ tới thời điểm thoát ra của tiếng thét về mất mát phận người. Những mất mát thấy được và không thấy được, chi phối cuộc sống thực thể và tinh thần của những dân tộc, những cộng đồng người, mỗi gia đình, mỗi con người sẽ còn hé lộ.
Chiến tranh để làm gì? Những giải thích lạnh lùng, khách quan của những nhà khoa học xã hội, khoa học chính trị, những lý lẽ của nhà cầm quyền... giẻ rách hết. Chỉ nỗi đau, mất mát của từng thân phận con người biết đớn đau mới phải tính tới...
(PHÍA SAU CUỘC CHIẾN - Deborah Nelson. Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, NXB Thông Tấn. Hà Nội, 2010)
ohh chị PR hay quá, h nào em sẽ đọc để hiểu thêm
Trả lờiXóaEm đang đau đầu lắm, đọc những dòng tóm tắt này của nàng coi như đã đọc sách òi nhé :-D
Trả lờiXóaThật hay. Nhất là với những người mẹ.
Trả lờiXóađã đọc và sắp còm.
Trả lờiXóaChiến tranh là thứ khốn kiếp nhất đối với con người.
Trả lờiXóaTớ chưa đọc cuốn này, nhưng đọc một lèo hết ẻn của cậu.
Trả lờiXóaGiờ tớ đi đọc lại đây.
Chiến tranh làm phá đi tất cả <> Hòa bình
Trả lờiXóaThực hiện "mong ước lớn" đây. Còm!
Trả lờiXóa