Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

ĐUA TRUYỀN NƯỚC GIỮA LỚP ĐỂ LUYỆN THI ĐẠI HỌC



P/S: 
Cứ ngỡ con mình, dân mình đã là những vật thí thân đau khổ nhất vì thói đời chuộng khoa cử, hư danh. Cứ ngỡ mình đã, đang  quá khắc nghiệt khi ốp con vì đời con. 

Té ra thằng Tàu Khựa còn tàn bạo hơn nhiều. Xem bài này mà ớn lạnh. Gần đây liên tục các tin kinh hoàng, kinh tởm về xã hội Tàu: sấy trẻ sơ sinh làm thuốc tăng lực, mổ không gây tê, gây mê người theo Pháp luân công để lấy nội tạng, giờ thêm vụ này. 

Mẹ kiếp, xứ Việt thường không thua Tàu là bao về tốc độ "áp dụng mô hình" mà "anh" Khựa bước trước. Thề là nếu ở xứ Việt diễn ra tình trạng này, mình sẽ không bắt con mình phải học để thành... con vật như thế. Chữ nghĩa đâu chỉ có học ở đại học mới có, tiền bạc đâu phải do cái bằng đại học đảm bảo  mà thôi.

(Dân trí) - Các bức ảnh đã được đăng tải trên mạng Internet cho thấy nhiều học sinh Trung Quốc được truyền nước ngay giữa lớp học để tăng cường sức khoẻ trước kỳ thi đại học nổi tiếng là khắc nghiệt.

Các chai nước và dây truyền được treo la liệt tại một lớp học.
Các học sinh tại trường trung học Xioagang ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, đã được truyền các chai nước. Đây là một ví dụ nữa cho thấy các học sinh nước này phải vất vả như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất trong kỳ thi đại học.
Các chai nước được cho là được bổ sung axit amin nhằm tăng cường sức khoẻ, tăng sự đề kháng và giúp các học sinh tỉnh táo.
Gao Pingqiang, một quan chức của trường Xioagang, cho hay việc truyền nước đã trở nên phổ biến với học sinh vì nó giúp giảm bớt căng thẳng và không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ.
 
Việc truyền nước đã trở thành bình thường tại trung học Xioagang ở tỉnh Hồ Bắc.
“Nhà trường sẽ không cấm việc truyền nước và chúng tôi sẽ tiếp tục làm nếu các học sinh muốn như vậy”, ông Gao nói.
Tuy nhiên, tờ Chindaily cho hay chính phủ đang điều tra việc truyền nước, trích lời các chuyên gia nói rằng việc làm đó là không cần thiết và có thể dẫn tới nhiễm trùng.
Không ít cư dân mạng đã chỉ trích mạnh mẽ hành động truyền nước cho các học sinh.
 
“Việc các học sinh truyền nước không có nghĩa là họ bị bệnh, mà điều đó chứng tỏ xã hội bị bệnh”, một người viết trên mạng xã hội Sina Weibo.
“Đây chỉ là một hành động khác nhằm lừa gạt mọi người. Thật không thể tin được khi các trường thiếu kiến thức cơ bản. Chắc chắn các bạn biết rằng ai đó đứng đằng sau những cảnh tượng này đang kiếm lời”, một người khác viết.
 
Nhiều người tại Trung Quốc xem kỳ thi đại học, diễn ra vào tháng 6 hàng năm, là một cuộc thi “sống còn” có thể quyết định sự nghiệp tương lai và đường hướng cuộc đời của các học sinh.
Kỳ thi đại học khắc nghiệt, được ví như “cuộc xô đẩy của 10.000 con ngựa nhằm cố gắng vượt qua một cây cầu nhỏ hẹp”, là một tháng “đen tối” đối với các học sinh. Các trường hợp học sinh tự tử xảy ra hàng năm trước và trong kỳ thi.
Một số câu hỏi trong các thi rất khó hiểu. Vào năm 2010, một câu hỏi trong bài tiểu luận 800 chữ hỏi: “Tại sao phải đuổi chuột trong khi vẫn có cá để ăn?”.
 
An BìnhTheo Dailymail

11 nhận xét:

  1. Anh có xem tin này. Thật xót xa cho học sinh bây giờ. Vì thế, một lần nữa, anh vẫn muốn học sinh được nghỉ Thứ 7, học đến lớp 9 không phải thi. Có 2 loại bằng cho Đại học: Bằng đã học hết chương trình Đại học và Bằng Đại học. Riêng bằng Đại học thì chỉ cấp hạn chế, mỗi năm ví dụ 100 bằng thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là nếu dẹp được đầu ra tràn lan giờ thì tốt quá. Nhưng trước hết là bỏ bớt các kỳ thi.

      Sức ép phổ thông sẽ tăng lên tới nơi vì từ 2020 thì đại học xét đầu vào bằng học bạ cấp ba. Có lộ trình công bố rồi kìa anh.

      Theo phương án của anh thì hơi gay vì mục tiêu đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ của nhà nước còn cao hơn đề xuất cho bậc đại học anh đưa ra quá nhiều lần :))

      Xóa
    2. Anh biết cái đề án nào đó cần 20,000 tiến sĩ. Nhưng để làm quái gì cái tiến sĩ chỉ tiêu ấy chứ!

      Đầu ra bị hạn chế, tất nhiên mới chất lượng được. Nhưng đầu vào thì k phân biệt. A nghĩ chúng ta nên mạnh dạn, đừng nghĩ xấu về trẻ. Để chúng thoải mái, việc học hành tốt hơn là cái chắc. O ép như hiện nay, tụi trẻ chỉ đối phó thôi.

      À, bác Nguyên Ngọc, lần đến dự khai mạc một trường đại học có nói rằng, dạy và học như bây giờ, nếu tôi còn đi học, tôi cũng trốn học. Hic!

      Xóa
    3. Vâng, lắm lúc cứ ép con chứ em cũng thầm ngả mũ phục cường độ học tập của chúng nó so với mình. Mà con em cũng chưa chăm lắm đâu so với yêu cầu của nhà trường. Kinh khủng.

      Xóa
  2. Khổ thân bọn trẻ, thế này nếu có vào đc đại học Thì cũng chột hết cả thôi huhu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và sự thật được che dấu còn là để vừa tiếp nước vừa nghiền sách kiểu này thì chai truyền phải được bổ sung tương đối lượng thuốc chống sốc. Truyền vô tội vạ, truyền tốc độ cao thì nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhẹ thì người sẽ mệt vì máu loãng chứ đùa à. Đọc cái lời gã quan chức mà muốn truyền cho gã một trận.

      Xóa
  3. Ôi, chị Chuồn và cả chị Titi nữa, mau ẵm con đi tìm chổ tị nạn đi :))

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn lắm ấy chứ. Giờ cũng đã nản sẵn rồi đây cô.

      Xóa
  4. Khiếp quá!
    Ngoài những chai truyền treo lủng liểng thành bầy thì nhìn đống sách trước mặt mỗi đứa học sinh mà coi.
    Ôi trời ơi.
    Tàu nó mà chiếm xong VN mình thì các mẹ lo tìm nơi cho con đi tị nạn đi nhá.

    Trả lờiXóa